Tiểu đường là gì ?
Tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, tác động của insulin hoặc cả hai. Việc tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
Phân loại đái tháo đường gồm:
– Đái tháo đường type 1 ( do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối )
– Đái tháo đường type 2 ( do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin )
– Đái tháo đường thai kỳ ( là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó)
Ngoài ra, đái tháo đường do các nguyên nhân khác, như: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.v.v.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường
Triệu chứng của đái tháo đường typ1
Bệnh diễn biến rất nhanh các triệu chứng thường xảy ra nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần. Thường hay có hội chứng 4 nhiều điển hình
– Đói và mệt: Cơ thể bạn chuyển đổi thức ăn bạn ăn thành glucose mà tế bào của bạn sử dụng để lấy năng lượng. Nhưng các tế bào của bạn cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể bạn không tạo ra đủ hoặc bất kỳ loại insulin nào, hoặc nếu các tế bào của bạn kháng lại insulin mà cơ thể bạn tạo ra, glucose không thể xâm nhập vào chúng và bạn không có năng lượng. Điều này có thể khiến bạn đói và mệt mỏi hơn bình thường.
– Đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn: Một người bình thường, thường phải đi tiểu từ bốn đến bảy lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường do đường máu cao có thể đi nhiều hơn bình thường rất nhiều lần. Tại sao lại nhưu vậy ? Bình thường cơ thể bạn tái hấp thu glucose khi nó đi qua thận của bạn. Nhưng khi bệnh tiểu đường đẩy lượng đường trong máu của bạn lên cao, thận của bạn có thể không thể đưa tất cả trở lại. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và phải mất nước. Kết quả: Bạn sẽ phải đi thường xuyên hơn. Bạn cũng có thể đi ra ngoài nhiều hơn. Bởi vì bạn đi tiểu rất nhiều, bạn có thể rất khát. Khi bạn uống nhiều hơn, bạn cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn.
– Khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da: Bởi vì cơ thể bạn đang sử dụng chất lỏng để đi tiểu, nên độ ẩm cho những thứ khác sẽ ít hơn. Bạn có thể bị mất nước, và miệng của bạn có thể cảm thấy khô. Da khô có thể làm bạn ngứa.
– Sút cân nhiều: Mặc dù bệnh nhân ăn nhiều nhưng sút cân rất nhiều.
– Dấu hiệu sớm của người mắc tiểu đường là thường cảm thấy khô miệng
– Thị lực giảm: Thay đổi mức chất lỏng trong cơ thể bạn có thể làm cho tròng kính trong mắt bạn sưng lên khiến mắt mờ và thị lực giảm.
Triệu chứng của bệnh đái tháo đường typ2
– Ở tiểu đường loại 2 bệnh nhân diễn biến rất âm thầm thậm chí không có triệu chứng gì, không có các triệu chứng rầm rộ như đái tháo đường typ1 . Bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường vì bạn đi khám bác sĩ vì bệnh khác vô tình xét nghiệm glucose máu hoặc phát hiện bệnh vì có các biến chứng khác như vết thương nhiễm trùng khó liền. Nhìn chung người bệnh có thể không bao giờ cảm nhận được các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Bệnh đái tháo đường có thể phát triển trong nhiều năm và các dấu hiệu cảnh báo có thể rất khó chẩn đoán. Một số dấu hiệu như:
– Nhiễm trùng nấm men: Cả đàn ông và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể mắc phải những thứ này. Nấm men ăn glucose, vì vậy có nhiều xung quanh làm cho nó phát triển mạnh. Nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ấm và ẩm của da, bao gồm: giữa ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục
– Vết loét hoặc vết cắt chậm lành: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn và gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể bạn khó chữa lành vết thương.Đau hoặc tê ở chân hoặc chân của bạn. Đây là một kết quả khác của tổn thương thần kinh.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường (Đái tháo đường)
Biến chứng mãn tính là những biến chứng sinh ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính, cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
– Biến chứng mắt
Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… cũng có thể xảy ra.
Làm sao để có thể phòng tránh?
Không cách phòng tránh nào hiệu quả hơn việc kiểm soát tốt đường huyết của bạn, với một chế độ sống khỏe và dinh dưỡng cân bằng. Bên cạnh đó, bạn nên có lịch khám mắt định kỳ, tối thiểu một năm một lần. Nếu cảm thấy mắt đột nhiên bị mờ hoặc đau nhức, hãy đi khám ngay để kiểm soát tình trạng cơ thể của mình nhé.
– Biến chứng về tim mạch
Mặc dù các biến chứng về tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là hệ lụy khó tránh của đái tháo đường, tuy nhiên không phải là không có cách phòng ngừa cho những biến chứng này.
Làm sao để có thể phòng tránh bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) ?
Hãy kiểm soát tốt các chỉ số của cơ thể, bao gồm đường huyết, mỡ trong máu và huyết áp. Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học với giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người bị tiểu đường qua sản phẩm hỗ trợ như Glucerna.
– Biến chứng về thần kinh
Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi…
– Biến chứng về thận
Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận.
Làm sao để có thể phòng tránh?
Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp, kết hợp cùng chế độ ăn ít muối, ít đạm, ít mỡ. Đừng quên đi xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để theo dõi chức năng thận nữa.
– Biến chứng nhiễm trùng
Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.
Làm sao để có thể phòng tránh?
Luôn giữ đường huyết cân bằng và vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là những vùng dễ nhiễm khuẩn như răng miệng, vùng kín hoặc tiết niệu. Nếu gặp dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, cơ thể có mùi khó chịu, tiểu buốt, có máu… hãy gặp bác sĩ ngay.
Tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với bệnh tiểu đường(Đái tháo đường)
Theo các nghiên cứu khoa học, với thành phần chứa nhiều axit amin, Đông trùng hạ thảo có tác dụng rất tốt với chứng thận hư, rối loạn lipit máu do có khả năng điều chỉnh lipit máu, làm giảm cholesterol và lipoprotein, hạn chế quá trình tiến triển của tình trạng xơ vữa động mạch. Ngoài ra Đông trùng hạ thảo còn có tác dụng thúc đẩy tạo ra insulin giúp chuyển hóa carbonhydare, chuyển hóa mô mỡ và gan thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể qua đó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu không tăng vọt ở người bị bệnh tiểu đường
– Ngoài việc sử dụng thảo dược cần có chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường
– Đảm bảo đủ chất bao gồm: đạm, bột đường, chất béo, các vitamin, muối khoáng với liều lượng hợp lý.
– Duy trì cân nặng ở mức hợp lý và hoạt động thể lực hằng ngày
– Nên chia thành nhiều bữa ăn, tránh thay đổi lượng đường máu đột ngột trong bữa ăn để hạn chế các rối loạn chuyển hóa.
– Việc điều trị bệnh tiểu đường với sự hỗ trợ của đông trùng hạ thảo, cùng với chế độ ăn uống hợp lý và rèn luyện thể lực đúng mực sẽ rất có ích cho việc điều trị bệnh tiểu đường đồng thời giảm thiểu các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Những câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường (Đái tháo đường)
– Tại sao nói tiểu đường là kẻ giết người thầm lặng ?
Trong giai đoạn từ người bình thường sang người đái tháo đường thì quá trình diễn ra nhiều tháng nhiều năm,đến lúc người bệnh có biểu hiện lâm sàng như ăn nhiều,uống nhiều,đái nhiều,… thì lúc đó người bệnh đã mắc tiểu đường từ 5năm đến 10 năm. Lúc đó cơ thể đã có những biến chứng về mắt,thần kinh,tim,gan,phổi,thận và các biến chứng chuyển hóa. Theo một thống kê gần đây,có tới khoảng 2 triệu người chưa được chuẩn đoán bệnh đái tháo đường,vì vậy người ta gọi “đái tháo đường là kẻ giết người thầm lặng”.
– Làm sao để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường gây ra?
Biến chứng nguy hiểm thường gặp ở tiểu đường type t1 là hôn mê do toan ceton do đái tháo đường, biến chứng tiểu đường type 2 thường gặp hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường. Bên cạnh đó,biến chứng thường hay gặp sau khi chuẩn đoán đái tháo đường là hạ đường máu do dùng quá liều thuốc. Có rất nhiều cách phòng tránh bệnh đái tháo đường, chúng ta nên điều chỉnh lại lối sống ăn uống (tập thể dục ít nhất 30p/ngày,hạn chế những đồ ngọt,giữ cho cơ thể có hình thể chuẩn), có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng giúp cho cơ thể khi đã bị tiểu đường chống lại những biến chứng của đái tháo đường. Sử dụng đông trùng hạ thảo là giải pháp tối ưu,đông trùng hạ thảo có nhiều chất giúp cho cơ chế tăng sức đầy kháng cho người bị tiểu đường,chất coding api và adenosine trong đông trùng hạ thảo làm giãn các tiểu vi mạch,giúp nuôi cơ thể tốt hơn,axit amin và các yếu tố vi lượng có trong đông trùng hạ thảo giúp bồi bổ cơ thể ,giúp cho sức khỏe ổn định hơn và phòng chống được bệnh tiểu đường.
– Biến chứng của bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng như thế nào ?
Bệnh tiểu đường gây biến chứng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, biến chứng bệnh tim do chuyển hóa, bệnh thận do chuyển hóa, biến chứng bệnh não do chuyển hóa. Đường máu tăng cao gây tổn thương các vi mạch dẫn đến xơ vữa mạch (xảy ra ở não sẽ dẫn đến nhồi máu não, ở tim sẽ gây ra nhồi máu cơ tim,ở thận sẽ gây tổn thương do cầu thận,mạch thận do xơ vữa mạch thận ,hẹp mạch thận). Biến chứng ở cơ xương khớp da do tổn thương vi mạch do lượng đường máu cao gây ra tổn thương lớp nội mạc của mạch máu làm cho mạch máu bị tắc hẹp,làm cho xương khớp không được nuôi dưỡng ( thường bị ở khớp háng,gọi là “tiêu chỏm khớp hang”)
– Người vừa bị tiểu đường vừa bị huyết áp thì có nên sử dụng đông trùng hạ thảo không?
Tiểu đường và huyết áp là cặp đôi luôn đi song hành cùng nhau,khi mắc bệnh tiểu đường làm cho thành mạch bị xơ vữa mất tính đàn hồi của thành mạch làm cho bệnh nhân tăng huyết áp ( huyết áp là áp lực của dòng máu ở trong lòng mạch) để đẩy được dòng máu đi thì tim cần co bóp cao lên để đẩy dòng máu đủ đi nuôi cơ thể ,làm cho những vùng ở xa có nguy cơ co lại làm cho huyết áp cao lại càng làm tổn thương các bộ phận khác. Do đó khi sử dụng đông trùng hạ thảo để phòng những biến chứng rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp,giúp cho mạch máu có độ đàn hồi tốt hơn,trong đông trùng hạ thảo có Cordyceps Sinensis vừa giúp các tế bào hồi phục sau những tổn thương, vậy nên sử dụng đông trùng hạ thảo cho bệnh nhân tiểu đường,tim mạch,cao huyết áp rất là tốt.
– Bệnh tiểu đường có di truyền hay không?
Tiểu đường type 1 có tính chất di truyền, tiểu đường type 2 thì đang được các nhà khoa học nghiên cứu và được cho rằng cũng có tính di truyền ,tuy nhiên chủ yếu vẫn là do lối sống không lành mạnh.
– Phụ nữ đang mang thai và test lượng đường là 6.4 vậy có phải bị tiểu đường và có thể sử dụng đông trùng hạ thảo khi mang thai ở tuần thứ 33 được không ?
Trước khi ăn 2h nếu thử đường máu liên tiếp 2 lần trên 7,1 và sau ăn là trên 11,1 thì mới chuẩn đoán là đái tháo đường . Khi mang thai ở tuần thứ 33 có thể sử dụng đông trùng hạ thảo nhưng dưới dạng trà để giúp cho cơ thể khỏe hơn và làm cho đề kháng tốt hơn,tránh nhiễm trùng.
#ĐôngtrùnghạthảoCordy100 #Trămtuổiankhang #Đôngtrùnghạthảo #Sứckhỏe, #đôngtrùnghạthảo #Đôngtrùnghạthảo #Cordyceps #Cordy #CordycepsMilitaris #Cordycepin #Adenosine #Đôngtrùng #hạthảo #trùngthảo #nhộngtrùngthảo #sấythănghoa #Cordy100 #đôngtrùnghạthảolàgì #đôngtrùnghạthảocótácdụnggì #côngdụngcủađôngtrùnghạthảo #sứckhỏe #sứckhỏetâmsinh #sứckhỏeđờisống #sứckhỏevàđờisống #sứckhỏetốt #sứckhỏevàng #sứckhỏetốt #tràđôngtrùnghạthảo #cáchsửdụngđôngtrùnghạthảo #cáchdùngđôngtrùnghạthảo #sửdụngtràđôngtrùnghạthảo
Có thể bạn quan tâm
Dấu hiệu thận yếu, nguyên nhân và cách khắc phục
Ảnh hưởng của gan đến sức khỏe con người
Trẻ em bao nhiêu tuổi được sử dụng Đông Trùng Hạ Thảo?
Cách ổn định chức năng phổi nhờ sử dụng Đông trùng hạ thảo