Mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng là một loại chất béo trong cơ thể và được lưu trữ ở khoang bụng nên không dễ nhận thấy. Mỡ nội tạng có thể gây ra nhiều bệnh lý và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, việc cải thiện và duy trì mỡ nội tạng ở mức an toàn là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Cordy100 tìm hiểu sâu hơn về Mỡ nội tạng nhé!

1.         Chất béo và Mỡ nội tạng trong cơ thể

Có một số chất béo trong cơ thể là tốt cho sức khỏe, nhưng chúng được tạo ra không như nhau. Mỡ nội tạng là một loại chất béo trong cơ thể và được lưu trữ ở khoang bụng. Nó nằm xung quanh các cơ quan nội tạng quan trọng như: gan, ruột và dạ dày,… Nó cũng có thể tích tụ trong long động mạch, gây nguy cơ tắc động mạch vành, vì vậy đôi khi mỡ nội tạng được gọi là “ mỡ hoạt động” do nó có thể chủ động làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe quan trọng.

Mỡ bụng không hẳn là mỡ nội tạng, đó có thể là mỡ dưới da – loại mỡ cũng có ở tay, chân, đùi và dễ dàng nhìn thấy. Mỡ nội tạng thực sự nằm trong khoang bụng và không dễ nhìn thấy được.

2.         Nguyên nhân gây ra mỡ nội tạng

  • Chất béo được lưu trữ khi bạn tiêu thụ quá nhiều calonhưng không tiêu hao hết. Một số người có xu hướng tích trữ mỡ quanh bụng hơn là ở hông do gen của họ.

  • Ở phụ nữ, già đi có thể thay đổi nơi cơ thể tích trữ chất béo. Đặc biệt là sau khi mãn kinh, khối lượng cơ của phụ nữ ít đi và chất béo của họ tăng lên. Khi phụ nữ già đi, họ có khả năng phát triển nhiều chất béo nội tạng hơn ở bụng, ngay cả khi họ không tăng cân.

  • Ở nam giới, tuổi tác và di truyền cũng đóng vai trò trong việc phát triển mỡ nội tạng. Uống rượu cũng có thể dẫn đến nhiều mỡ bụng hơn ở giới này.

 3.         Mỡ nội tạng được đánh giá và đo lường như thế nào?

Để xác định mỡ nội tạng người ta thường sử dụng phương pháp Chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc sử dụng những loại cân chuyên dụng có chức năng cân đo mỡ nội tạng.

Theo Harvard Health, bạn có thể tính lượng mỡ nội tạng bằng cách tính tổng lượng mỡ trong cơ thể và lấy 10% của nó, đó chính là lượng mỡ nội tạng của bạn.

Mỡ nội tạng được đánh giá theo bảng sau:

Mỡ nội tạng

Phân loại

0-5

Bình thường

6-10

Hơi cao

11-20

Cao

>20

Rất cao

Ngoài ra, mỡ nội tạng được đánh giá tùy vào độ tuổi của mỗi người.

4.         Mỡ nội tạng nguy hiểm như thế nào?

Quá nhiều chất béo trong cơ thể rất có hại cho sức khỏe của bạn, dù là loại chất béo gì. Nhưng so với chất béo nằm ngay dưới da (mỡ dưới da), loại mỡ nội tạng có nhiều khả năng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề y tế nghiêm trọng hơn: Bệnh tim, Alzheimertiểu đường loại 2, đột quỵ và cholesterol cao là một số tình trạng có liên quan chặt chẽ đến việc có quá nhiều chất béo trong cơ thể bạn.

5.         Làm thế nào để loại bỏ mỡ nội tạng?

a)     Luyện tập thể dục, thể thao

Tập thể dục có thể giúp bạn loại bỏ cả mỡ nội tạng và mỡ dưới da mà bạn có thể nhìn thấy hoặc sờ được. Nếu bạn đang ăn kiêng để giảm cân, tập thể dục có thể giúp bạn rất nhiều. Bạn không cần phải tập luyện quá nặng, dù chỉ là đi dạo sau bữa tối, đi cầu thang, đạp xe thay vì lái xe cũng đều rất có ích. Hãy cố gắng tập thể dục nhịp điệu vừa phải, ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Điều quan trọng là giữ gìn và xây dựng cơ bắp của bạn. Tập thể dục với tạ, tập sức bền như chống đẩy, SWAT hoặc tập yoga.

b)    Ăn uống khoa học

Các nghiên cứu cho thấy rằng nhiều Canxi, Omega3 và Vitamin D trong cơ thể của bạn sẽ giảm thiểu chất béo nội tạng. Vì vậy, hãy ăn nhiều rau xanh như cải thìa và rau bina. Đậu phụ, cá mòi, cá hồi và các loại thực phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát và sữa nguyên chất cũng là những lựa chọn tốt để giảm thiểu mỡ nội tạng.

Ngoài ra, bạn cũng nên thận trọng khi sử dụng những loại thức ăn giàu calo như: thức ăn nhanh, nước ngọt có ga, bánh nướng chế biến và các thực phẩm khác được làm ngọt từ đường fructose. Hãy tuân theo các nguyên tắc ăn uống lành mạnh với nhiều sản phẩm tươi, ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì, bột yến mạch và giàu protein trong các thực phẩm thịt, cá, trứng, đậu và sữa ít béo,…

#ĐôngtrùnghạthảoCordy100 #Trămtuổiankhang #Đôngtrùnghạthảo #Sứckhỏe, #đôngtrùnghạthảo #Đôngtrùnghạthảo #Cordyceps #Cordy #CordycepsMilitaris #Cordycepin #Adenosine #Đôngtrùng #hạthảo #trùngthảo #nhộngtrùngthảo #sấythănghoa #Cordy100 #đôngtrùnghạthảolàgì #đôngtrùnghạthảocótácdụnggì #côngdụngcủađôngtrùnghạthảo #sứckhỏe #sứckhỏetâmsinh #sứckhỏeđờisống #sứckhỏevàđờisống #sứckhỏetốt #sứckhỏevàng #sứckhỏetốt #tràđôngtrùnghạthảo #cáchsửdụngđôngtrùnghạthảo #cáchdùngđôngtrùnghạthảo #sửdụngtràđôngtrùnghạthảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *