Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette, 1968.
Mùa đông bào tử nấm thuộc chi Cordyceps lây nhiễm vào sâu non (gọi là “đông trùng”) rồi sinh trưởng và phát triển bằng cách hấp thụ chất dinh dưỡng từ chính cơ thể con sâu non đó, nó giết chết vật chủ và đợi tới mùa hạ mọc ra quả thể nấm trên xác vật chủ (gọi là “hạ thảo”). Vì thế tên “đông trùng hạ thảo” ra đời.
Theo sổ sách ghi lại, đông trùng hạ thảo được một người Trung Quốc phát hiện từ 1400 năm trước và người đó được phong làm vị vua dược liệu, chữa được “bách hư bách tổn” và chỉ có các bậc đế vương mới được sử dụng.
Hiện nay có khoảng 700 loài có đặc tính này, nhưng chỉ có một số loài có chứa các chất sinh học quý hiếm, trong đó có 2 loài “Cordyceps sinensis” và Cordyceps militaris”. Cả 2 loài đều có hoạt chất Cordycepin, Adenosin, Selen, 17 Axit amin, nguyên tố vi lượng Al, Si, K, Na,… và rất nhiều vitamin quan trọng khác.
Cordyceps sinensis |
Cordyceps militaris |
Nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris là loài nấm ký sinh trên bướm và sâu bướm, có màu cam, chiều dài 8-10cm. Đầu quả thể nấm có các đốm màu cam sáng. Quả thể nấm nhô lên từ xác ấu trùng hoặc nhộng, mặt cắt ngang quả thể có màu nhạt, rỗng ở giữa.
Nấm Cordyceps militaris và mặt cắt dọc quả thể chứa các bào tử (Christian et al.,1837)
Do sản phẩm tự nhiên cực hiếm, nên ở nước Mỹ từ năm 1973, các nhà khoa học đã nghiên cứu và nuôi cấy thành công chủng “Cordyceps militaris”. Sau đó một số nước có nền công nghiệp sinh học cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,… cũng đã nuôi cấy thành công chủng loại này. Đến năm 2011, Việt Nam đã vô cùng phấn khởi khi đã có đơn vị nuôi cấy thành công và đem lại một sản phẩm giá trị cực lớn đối với sức khỏe con người. Có 2 loại được sản xuất nuôi trồng nhân tạo là đông trùng hạ thảo nuôi trên giá thể cơ chất tổng hợp và đông trùng hạ thảo ký chủ trên thân chủ nhộng tằm.
#ĐôngtrùnghạthảoCordy100 #Trămtuổiankhang #Đôngtrùnghạthảo #Sứckhỏe, #đôngtrùnghạthảo #Đôngtrùnghạthảo #Cordyceps #Cordy #CordycepsMilitaris #Cordycepin #Adenosine #Đôngtrùng #hạthảo #trùngthảo #nhộngtrùngthảo #sấythănghoa #Cordy100 #đôngtrùnghạthảolàgì #đôngtrùnghạthảocótácdụnggì #côngdụngcủađôngtrùnghạthảo #sứckhỏe #sứckhỏetâmsinh #sứckhỏeđờisống #sứckhỏevàđờisống #sứckhỏetốt #sứckhỏevàng #sứckhỏetốt #tràđôngtrùnghạthảo #cáchsửdụngđôngtrùnghạthảo #cáchdùngđôngtrùnghạthảo #sửdụngtràđôngtrùnghạthảo
Có thể bạn quan tâm
Dấu hiệu thận yếu, nguyên nhân và cách khắc phục
Ảnh hưởng của gan đến sức khỏe con người
Trẻ em bao nhiêu tuổi được sử dụng Đông Trùng Hạ Thảo?
Cách ổn định chức năng phổi nhờ sử dụng Đông trùng hạ thảo