3 mẹo ăn uống lành mạnh bạn không nên bỏ qua

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn có được một sức khỏe dẻo dai và đẩy lùi được rất nhiều bệnh tật. Dinh dưỡng hợp lý là nguyên tắc sống cần thiết để giữ gìn sức khỏe, bền bỉ, dẻo dai trong lao động và ít mắc các bệnh mạn tính khi đã có tuổi. Người lao động, cả trí óc lẫn chân tay nên thực hiện các nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý dưới đây.
 Chế độ ăn cần cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng
Chất đạm

Chất đạm hay còn gọi là Protein là nhóm chất cực kì quan trọng cho cơ thể con người. Chất đạm là nguyên liệu để xây dựng mọi cơ quan của cơ thể, có vai trò cung cấp năng lượng, duy trì cơ bắp, tái tạo da và là nguyên liệu tạo các kháng thể chống đỡ bệnh tật.

Nguồn cung cấp Protein:

    • Các loại đậu như đậu nành, đậu hà lan, thịt, cá, sữa và các chế phẩm từ trứng. Protein từ động vật chứa nhiều axit amin hơn nhưng protein từ thực vật lại tốt cho sức khỏe hơn. Vì vậy nên kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau để cung cấp đủ chất đạm cho cơ thể.
    • Protein vô cùng quan trọng đối với cơ thể trẻ nhỏ. Sữa mẹ chứa các axit amin được kết hợp hoàn hảo nên bà mẹ cần được khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung cần được ăn các thực phẩm đầy đủ lượng protein cần thiết.
Chất bột đường

Chất bột đường hay Carbohydrate là nguồn cung cấp nhiên liệu chính cho hệ thống thần kinh trung ương và năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể làm việc.

Chất bột đường còn là thành phần cấu tạo nên các mô và tế bào, điều hòa hoạt động của cơ thể, cung cấp chất xơ cần thiết.

Có 2 loại Carbohydrate:

    • Carbohydrate đơn: cấu tạo đơn giản và được tiêu hóa, hấp thụ nhanh hơn, có mặt trong các thực phẩm như: các loại trái cây, các sản phẩm sữa, đường ăn, kẹo, nước ngọt, siro,…
    • Carbohydate phức tạp: thời gian tiêu hóa chậm hơn, có mặt trong các thực phẩm như: các loại đậu, khoai, ngô, củ cải, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc.

Lượng carbohydrate dư trong cơ thể sẽ tích tụ thành mỡ. Ngược lại nếu cơ thể bị thiếu hụt Carbohydrate, lượng glycogen cạn kiệt đi thì sẽ lấy protein làm nhiên liệu, khi đó thận sẽ bị gây áp lực và tạo ra những chất gây hại. Vì vậy chúng ta cần cung cấp một lượng Carbohydrate vừa đủ cho cơ thể để đảm bảo sức khỏe tối ưu.

Chất béo

Chất béo được cấu tạo bởi các axit béo, bao gồm loại axit béo no (chủ yếu từ các chất béo động vật, dầu cọ, dầu dừa) và axit béo không no (chứa trong dầu olive, đậu nành, hướng dương, mỡ cá, mỡ gà,…)

Công dụng của chất béo:

    • Cung cấp năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như A,D,E,K.
    • Chất béo là thành phần chính của màng tế bào, nhất là các tế bào thần kinh giúp sự phát triển của các tế bào não và hệ thần kinh, là thành phần cấu tạo của một số loại hoocmon,…

Nguồn cung cấp chất béo: dầu, mỡ, bơ, trong thành phần của thịt, sữa, trứng, các loại hạt có dầu,…

Lưu ý: khi phòng và điều trị Cholestol máu cao nên giảm chất béo động vật, tăng dầu thực vật, bớt ăn thịt, tăng ăn cá và các chế phẩm từ đậu nành.

Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất còn gọi là các vi chất dinh dưỡng chất, nhóm chất này không sinh ra năng lượng. Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cơ thể cần trên 20 loại vitamin và trên 20 loại khoáng chất cần thiết.

Các loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể: Vitamin nhóm B, C, D, A, khoáng chất kẽm, canxi, sắt, i-ốt,…

Chất xơ

Chất xơ là thành phần của thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà cơ thể không tiêu hóa được. Có 2 nhóm chất xơ:

    • Xơ tan: có thể hòa tan trong chất lỏng vào đường ruột dưới dạng gel. Giúp làm mềm chất thải để cơ thể dễ dàng thải ra ngoài.
    • Xơ không tan: ngược lại với xơ tan, thì xơ không tan không thể tan trong chất lỏng khi vào đường ruột. Xơ không tan làm tăng khối lượng chất thải để cơ thể thúc đẩy nhanh quá trình thải chất thải ra ngoài.

Lợi ích của chất xơ đối với cơ thể:

    • Góp phần làm giảm Cholestrol trong máu.
    • Tạo cảm giác no lâu giúp ngăn ngừa thừa cân, béo phì.
    • Phòng tiêu chảy và các bệnh đường tiêu hóa.
    • Hạn chế sự tăng đường huyết sau khi ăn của các bệnh nhân đái tháo đường.
Chế độ ăn cần cung cấp đủ 5 nhóm màu thực phẩm
    • Màu xanh đậm, tím

Rau củ quả màu xanh đậm và tím ( việt quất, bắp cải tím, cà tím,…) chứa các chất có lợi như quercetin, resveratrol giúp chống ôxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trí não và xương. Đặc biệt, chất anthicyanidin có trong việt quất đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do, tốt cho da và hệ tiêu hóa.

    • Màu xanh lá cây

Trong tự nhiên, rất nhiều rau củ quả có màu xanh như cải xoăn, cải rổ, rau diếp,…hỗ trợ sức khỏe thị giác, phổi, xương và răng, duy trì sự tương tác và tăng trưởng của tế bào. Những tác dụng độc đáo này có được là nhờ chúng chứa các dưỡng chất quan trọng như beta-carotene, isothiocyanate, lutein và EGCG.

    • Màu vàng, cam

Rau củ quả màu vàng và cam (chanh, cam, cà rốt, mơ) chứa nhiều beta-carotene, alpha-carotene, beta-cryptoxanthin hỗ trợ sức khỏe thị giác. Ngoài ra, các chất này cũng hỗ trợ tối ưu hệ miễn dịch, tim mạch, hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển, bảo vệ tế bào, trẻ hóa da.

    • Màu đỏ

Rau của quả màu đỏ (dưa hấu, bưởi đào…) hội tụ dưỡng chất lycopene, anthocyanidin, roanthocyanidin, beta-carotene,…giúp hỗ trợ sức khỏe tế bào, tuyến tiền liệt, mạch máu và bảo vệ ADN.

    • Màu trắng

Các loại rau củ quả như táo, lê, nấm, đậu trắng… đồi dào dưỡng chất ECCG, allicin, isothiocyanate, quercetin và anthocyanidin… được các nhà khoa học công nhận có khả năng hỗ trợ chức năng enzyme, duy trì quá trình trao đổi chất của xương và bảo vệ động mạch.

Uống đủ nước mỗi ngày để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh

Nước là thành phần hóa học chính của cơ thể. Chúng chiếm từ 60-70% trọng lượng cơ thể của bạn. Hay nói cách khác cơ thể có thể tồn tại được là nhờ có nước.

Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, từ tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan đều cần nước để có thể hoạt động bình thường, ví dụ:

    • Các chất thải được loại bỏ một phần qua nước tiểu và mồ hôi
    • Nước duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định.
    • Bảo vệ các mô nhạy cảm và bôi trơn các khớp
    • Việc bổ sung nước không đủ hay mắc tiêu chảyhoặc sốt có thể dẫn đến tình trạng mất nước khiến cơ thể mệt mỏi hoặc gây nhiều biến chứng nặng khác.

 

Nhưng “bao nhiêu nước mỗi ngày thì đủ cho cơ thể?” là một câu hỏi rất nhiều người thắc mắc.

Uống bao nhiêu nước là đủ phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của bạn. Lượng nước cần uống của nam giới sẽ khác nữ giới. Người khỏe mạnh sẽ uống lượng nước khác với người tiêu chảy hay đang bị mất nước. Cân nặng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới lượng nước uống.

Theo Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (National Academy of Sciences), nam giới cần khoảng 3.7 lít nước/ ngày. Con số này ở nữ giới là 2.7 lít. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng công thức sau để biết uống bao nhiêu nước là đủ. Đó chính uống nước theo cân nặng. 

Lượng nước uống = [Cân nặng * 2.205] * 0.5 : 33.8

Đây là công thức do tờ US News & World Report đưa ra và được quy đổi đơn vị. Trong đó lượng nước uống tính bằng lít, cân nặng tính bằng kg.

Ví dụ nếu bạn nặng 60kg, lượng nước uống cần thiết một ngày sẽ là [60*2.205]*0.5: 33.8 = 1.96 lít

Trên đây là 3 mẹo ăn uống khoa học và lành mạnh để giúp bạn duy trì sức khỏe tối ưu. Chúc bạn và gia đình luôn có một sức khỏe tốt!

#ĐôngtrùnghạthảoCordy100 #Trămtuổiankhang #Đôngtrùnghạthảo #Sứckhỏe, #đôngtrùnghạthảo #Đôngtrùnghạthảo #Cordyceps #Cordy #CordycepsMilitaris #Cordycepin #Adenosine #Đôngtrùng #hạthảo #trùngthảo #nhộngtrùngthảo #sấythănghoa #Cordy100 #đôngtrùnghạthảolàgì #đôngtrùnghạthảocótácdụnggì #côngdụngcủađôngtrùnghạthảo #sứckhỏe #sứckhỏetâmsinh #sứckhỏeđờisống #sứckhỏevàđờisống #sứckhỏetốt #sứckhỏevàng #sứckhỏetốt #tràđôngtrùnghạthảo #cáchsửdụngđôngtrùnghạthảo #cáchdùngđôngtrùnghạthảo #sửdụngtràđôngtrùnghạthảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *